Bạn nghĩ chỉ những nhà đầu tư lớn mới nhận nhượng quyền thương hiệu? Không hề phải vậy. Tham gia nhượng quyền thương hiệu cũng dành cho những người muốn khởi nghiệp nhưng có trong tay vốn chỉ trong khoảng 10 triệu đồng.
Những doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh các mặt hàng đồ ăn nhanh đã vào Việt Nam và kéo theo mô hình kinh doanh nhượng quyền trong khoảng năm 2013 – 2014. Hiện sân chơi kinh doanh nhượng quyền không chỉ dành cho những ông lớn như Lotteria, KFC, Starbuck,… mà còn dành cho những thương hiệu Việt, đặc biệt là những thương hiệu kinh doanh các mặt hàng ẩm thực truyền thống.
1. Kinh doanh nhượng quyền đã trở thành xu hướng
Đến năm 2016, Bộ Công Thương đã ghi nhận trên 150 đăng ký kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam. Trong đó nổi bật có 7 đăng ký kinh doanh nhượng quyền ra nước ngoài. Vốn đầu tư cho những thương hiệu này không hề nhỏ, có thể cần đến 4 -6 tỷ đồng để mở một cửa hàng thức ăn nhanh hay cà phê mang tên thương hiệu đó. Để mở một cửa hàng thức ăn nhanh thương hiệu Jollibee, doanh nghiệp cần rót vốn khoảng từ 4 – 5 tỷ đồng (chưa tính tiền mặt bằng) với thời gian hoạt động của giấy phép là 5 năm. Hàng tháng, bên nhượng quyền sẽ được nhận 5% trên doanh thu cửa hàng của bên nhận nhượng quyền. Ở những thị trường khác, Jollibee sẽ áp mức phí nhượng quyền hàng tháng cao hơn, có thể lên đến 10%.
Với việc nhận nhượng quyền một cửa hàng Lotteria 130 – 250 mét vuông, chi phí cũng cao tương tự Jollibee, 4,5 – 5 tỷ đồng. Ngoài ra, người nhận nhượng quyền cũng phái đóng phí tham gia 200 triệu đồng và 3% doanh thu hàng tháng.
2. Ai đã áp dụng thành công kinh doanh nhượng quyền thương hiệu?
Vậy sân chơi nào dành cho nhữn người ít vốn muốn nhận nhượng quyền thương hiệu? Thực ra những thương hiệu Việt Nam hiện cũng đã áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, thậm chí đã nhượng quyền thương hiệu ra cả nước ngoài.
Những thương hiệu Việt hiện nay đang khá thành công với việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trong nước là những thương hiệu bán hàng theo hình thức kinh doanh xe lưu động: bánh mì Má Hải, bánh mì Tuấn Mập, chuỗi cửa hàng 1 phút 30 giây, các xe bán cà phê lưu động. Các mặt hàng họ kinh doanh có giá bình dân, dễ tiêu thụ, dịch vụ lại được chuyên nghiệp hóa, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Bạn nên tham gia nhượng quyền thương hiệu nếu khởi nghiệp ít vốn
Chính vì thương hiệu uy tín đã có sẵn cộng với việc mô hình kinh doanh được thiết đặt sẵn, nguồn nguyên liệu ổn định nên vô cùng có lợi cho người nhận quyền thương hiệu ít vốn. Người khởi nghiệp ít vốn ít phải lo nghĩ cả đầu ra lẫn đầu vào cho sản phẩm của mình, lại được training các kỹ năng cần thiết để bán hàng. Bên cạnh đó, cũng có những thương hiệu không yêu cầu về doanh số bán hàng. Bánh mì Má Hải là một ví dụ điển hình.
Một xe bánh mì thương hiệu Bánh mì Má Hải mà bạn thường có thể bắt gặp trên đường |
Nếu bạn đang nắm trong tay số vốn ít ỏi, chỉ trong khoảng 10 triệu đồng thì cũng đừng quá băn khoăn về khả năng khởi nghiệp. Luôn có những lựa chọn phù hợp với điều kiện của bạn.
- Bánh mì Má Hải -
0 nhận xét: